Mối quan hệ giữa Phật giáo - Đạo giáo - Đạo mẫu của tượng Tượng_Quan_Thế_Âm

Tại Việt Nam, trong mô hình đạo Phật dân gian, các truyền thuyết về Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thị Kính đã có ảnh hưởng tới hệ thống các tượng Quan Âm thế kỷ XVII. Đây cũng là thời gian có sự xuất hiện của Mẫu Liễu Hạnh cũng các truyền thuyết về bà. Sự gia nhập của Đạo Mẫu vào các ngôi chùa đã khiến Liễu Hạnh trở thành vị thần được sùng kính nhát trong dân gian và được gọi là Mẫu Thượng Thiên, ngang hàng với vị thế của Quan Âm thiên thủ thiên nhãn. Theo Thạc sĩ,nhà nghiên cứu Trang Thanh Hiền thì có thể đưa ra một mô hình như sau:

Thứ tựTên MẫuTên Quan Âm
1Mẫu Thượng ThiênQuan Âm Thiên thủ Thiên nhãn
2Mẫu Thượng NgànQuan Âm Tọa Sơn
3Mẫu ThoảiQuan Âm Nam Hải
3Mẫu ĐịaQuan Âm Thị Kính

Điều này cũng lý giải cho việc ở chùa Đại Áng, Thường Tín, Hà Tây, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được đặt thờ phía trước toà thánh Mẫu.